Thời bao cấp, tay chơi Việt mê mẩn Simson vì chiếc xe này mang lại cho họ cái mác giàu có và “Tây học”. Khan hiếm và đắt đỏ, Simson trở thành sản phẩm trong mơ của rất nhiều người, đặc biệt là các tay chơi mũ cối. Khi đó, lướt trên Simson chẳng khác nào đang ngồi trên các xế sang giá bạc tỷ ngày nay.
Simson là thương hiệu xe máy nổi tiếng và phổ biến của Đông Đức. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Simson được Liên Xô tiếp quản. Dù vậy, trong trí nhớ của nhiều người, Simson vẫn là dòng xe của Đức.
Babetta là thương hiệu lừng lẫy của Tiệp Khắc. Với hình dáng sang trọng, thanh lịch và lãng mạn, chiếc xe được mệnh danh "Cô gái bước ra từ thế giới" nhanh chóng nổi tiếng. Thậm chí, trong giai đoạn 1974 – 1978, Babetta được cả người Đức và người Mỹ 'sủng ái'.
Dù vậy, điểm đáng ghi nhận của Babetta là sức khỏe, có thể cõng được cả tạ đồ trên mình. Vì thế, thay vì được nâng niu, nó bị biến thành xe chở hàng. Ở Việt Nam, Babetta được thay thế bằng cái tên ấn tượng hơn: "Ba bét nhè".
Babetta là dòng mopet - xe máy có bàn đạp. Ưu điểm của loại xe này là khi xe bất ngờ hết xăng giữa đường, người lái không phải lo lắng vì có thể đạp xe thay dùng xăng.
Honda - hãng xe nổi tiếng của Nhật Bản - bắt đầu sản xuất Super Cub vào năm 1958. Mẫu xe này sử dụng động cơ 4 kỳ 1 xy-lanh dung tích 49cc cho công suất 4,5 mã lực.
Honda Port Cub C240 được chụp vào năm 1962.
Suốt thời bao cấp, đường phố Hà Nội ghi dấu ấn của nhiều loại Cub như Supper Cub 50, Cub 78, 79, hay cao cấp hơn là Super Cub đời 81 'kim vàng giọt lệ'.
Minsk không bóng bẩy như Peugeot hay kiệm xăng như Super Cub 50, nhưng nó được lòng người dân Việt. Vì thế, Minsk sớm ghi tên mình vào danh sách các "huyền thoại xe cộ" thời bao cấp.
Minsk ra đời lần đầu tiên vào năm 1951 và xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ 1960 khi theo chân các chuyên gia Liên Xô tới Việt Nam. Minsk là tên thủ đô của Belarus. Hãng này sản xuất cả xe đạp và môtô, nhưng tại Việt Nam, xe máy Minsk được biết đến nhiều hơn.
|
Không có nhận xét nào